Hiệu Hạnh Phúc Các Bà

  • Hiệu Hạnh Phúc Các Bà


Émile Zola là nhà tiểu thuyết nổi tiếng của nước Pháp nửa sau thế kỷ 19. Ông được xem như người sáng lập và nhà lý luận của chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Pháp, nhưng ông trở thành nhà văn lớn chính lại nhờ chỗ ông đã vượt lên trên được những nguyên lý của chủ nghĩa tự nhiên để tiến gần đến chủ nghĩa hiện thực, với một số điểm cách tân so với chủ nghĩa hiện thực phê phán cổ điển của Balzac và Stendhal, và mở ra thời kỳ của chủ nghĩa hiện thực phê phán hiện đại. Ngoài tiểu thuyết, Émile Zola còn viết một số tác phẩm lý luận về chủ nghĩa tự nhiên như Tiểu thuyết thực nghiệm (1880) và Những nhà tiểu thuyết tự nhiên chủ nghĩa (1881), trong đó ông tin ở sức mạnh vạn năng của khoa học và muốn sáng tác văn học áp dụng phương pháp như nghiên cứu khoa học tự nhiên. Và, ngoài hoạt động văn học, Émile Zola còn tham gia hoạt động chính trị, ông đặc biệt nổi tiếng trong vụ án Dreyfus với bức thư Tôi tố cáo - gửi cho Tổng thống Pháp đương thời, dũng cảm kết án chủ nghĩa sô-vanh của giới chính quyền. Émile Zola mất năm 1902, một cách bất ngờ ở Paris, giữa lúc ông đang còn đầy sinh lực và đầy hứa hẹn trong sự nghiệp sáng tác của ông.

Nếu những tiểu thuyết Quán rượu, đề cập tới đời sống của người thợ thủ công và Germinal, vẽ lên cuộc đấu tranh của công nhân mở mang nhiều yếu tố tự nhiên chủ nghĩa khiến cho bức tranh xã hội có phần đen tối vì một thứ quyết định luận sinh lý khá nặng nề, thì tiểu thuyết Hiệu Hạnh phúc các bà, đề cập tới người buôn bán, tới thương nghiệp lại có thể xem như một tác phẩm vào loại sáng sủa, thậm chí lạc quan của Émile Zola, gần gũi với những tiểu thuyết cùng một đề tài của Balzac như Hiệu Chú mèo đánh vợt hay César Birotteau. Vả chăng, chính Zola đã viết trong phác thảo tiểu thuyết Hiệu Hạnh phúc các bà như sau: “Tôi muốn làm một bài ca về hoạt động hiện đại (...) Vậy là, thay đổi hoàn toàn về triết lý: trước hết không còn chủ nghĩa bi quan, không đi tới kết luận về cái ngu xuẩn và nỗi chán chường của cuộc sống, trái lại kết luận về sự cần lao liên tục của nó. Nói tóm lại, đi với thời đại, biểu hiện thời đại nó là một thời đại hành động và chinh phục...”. Đây quả thật là một bước tiến trên tiến trình lâu dài của Émile Zola đi từ bóng tối tư tưởng triết lý bi quan của Schopenhauer tới ánh sáng của một chủ nghĩa xã hội “cứu thế” thể hiện trong bộ tiểu thuyết Bốn cuốn Phúc âm mà Jaurès đã đón chào. Cụ thể trong truyện Hiệu Hạnh phúc các bà, đó là tư tưởng của Mouret, giám đốc Hiệu Hạnh phúc các bà, thắng tư tưởng bạn anh ta là Vallagnosc, mà tư tưởng của Mouret một phần lại do cô gái Denise, nhân viên bán hàng bình thường mách bảo, được cô khuyến khích và củng cố.

Tựu trung, tiểu thuyết Hiệu Hạnh phúc các bà gồm hai câu chuyện lồng vào nhau, dựa vào nhau và tiến triển song song: đó là một chuyện buôn bán và một chuyện tình yêu. Về câu chuyện buôn bán, Émile Zola viết: “Ý kiến đầu tiên của tôi là về một cửa hàng lớn thu hút, đè bẹp toàn bộ nền buôn bán nhỏ của khu phố (...) Tôi sẽ không khóc chúng (những cửa hiệu nhỏ), mà trái lại, là vì tôi muốn chỉ rõ sự thắng thế của hoạt động hiện đại; chúng không còn hợp thời nữa, mặc xác!”. Và quả thật, với ngọn bút hình ảnh sắc cạnh, như trong một bài bút chiến, nhà văn đã vẽ lên sự suy sụp thảm hại của nền thương nghiệp nhỏ trước bước phát triển mãnh liệt, không gì cưỡng lại được, như một quy luật khe khắt tất yếu, của nền đại thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, ở thời kỳ chủ nghĩa tư bản bước tới đỉnh cao của nó, chủ nghĩa đế quốc. Về mặt này, tiểu thuyết Hiệu Hạnh phúc các bà có thể xem như một tư liệu lịch sử sinh động...


    Viết đánh giá

        Bad           Good

    Sách cùng tác giả

    Sách cùng thể loại