Bài Giảng Cây Dược Liệu
Cây dược liệu là những loài thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng. Việc dùng thuốc trong nhân dân ta đã có từ lâu đời. Từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức ăn, có khi ăn phải chất độc phát sinh nôn mửa hoặc rối loạn tiêu hoá, hoặc hôn mê có khi chết ngư ời, do đó cần có nhận thức phân biệt được loại nào ăn đư ợc, loại nào có độc không ăn được. Kinh nghiệm dần dần tích lũy, không những giúp cho loài người biết lợi dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn dùng để dùng làm thuốc chữa bệnh, hay dùng những vị có chất độc để chế tên thuốc độc dùng trong săn bắn hay trong lúc tự vệ chống ngoại xâm. Lịch sử nước ta cho biết ngay từ khi lập nước nhân dân ta đã biết chế tạo và sử dụng tên độc để chống lại kẻ thù. Như vậy, việc phát minh ra thuốc đã có từ thời thượng cổ, trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, tìm tòi thức ăn mà có được. Nguồn gốc tìm ra thức ăn, thuốc và cây có chất độc chỉ là một. Về sau dần dần con ngư ời mới biết tổng kết và đặt ra lý luận. Hiện nay đi sâu và tìm hiểu những kinh nghiệm trong nhân dân Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, con ngư ời đã sử dụng hàng vạn loài thực vật để làm thuốc. Trong quá trình chữa bệnh bằng kinh nghiệm và hiểu biết của con người, đến ngày nay đã hình thành các khuynh hướng khác nhau, chúng ta có thể phân biệt hai loại ngư ời làm thuốc. Một loại chỉ có kinh nghiệm chữ a bệnh, không biết hoặc ít biết lý luận. Kinh nghiệm đó cứ cha truyền con nối mà tồn tại, mà phát huy. Những người có khuynh hướng này chiếm chủ yếu tại các vùng dân tộc ít người. Khuynh hướng thứ hai là những người có kinh nghiệm và có thêm phần lí luận, những ngư ời này chiếm chủ yếu ở thành thị và những người có cơ sở lí luận cho rằng vị Thần Nông là người phát minh ra thuốc. Truyền thuyết kể rằng: “Một ngày ông nếm 100 loài cây cỏ để tìm thuốc, ông đã gặp phải rất nhiều loài cây có độc nên có khi một ngày ngộ độc đến 70 lần”, rồi soạn ra sách thuốc đầu tiên gọi là “Thần Nông bản thảo”. Trong bộ này có ghi chép tất cả 365 vị thuốc và là bộ sách thuốc cổ nhất Đông Y (chừng 4000 năm nay).