Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã

  • Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã


Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã, nguyên bản là tiểu thuyết The Call of Wild xuất sắc đến từng góc cạnh nội tâm của từng nhân vật. Ở đó là một xứ Alaska lạnh lẽo, cùng cực và khốn khổ. Ở đó là một xã hội tha hoá đổ xô chạy theo những thứ mà người ta đồn thổi. Ở đó, nơi con người không thể chiến thắng được ma lực của thứ kim loại ánh vàng. Nhưng cũng từ nơi đó Jack London thắp lên tia sáng nơi cuối đường hầm để dẫn dắt cuộc đời chú chó Bấc trước chuyến phiêu lưu trường kỳ. Để thổi lên ngọn lửa nhân văn nơi tình thương là chiếc mỏ neo giữa ranh giới của băng tuyết và sự hy sinh. Để lan tỏa hơi ấm của những giá trị triết lý từ quá khứ tới tiếng gọi của hiện thực.

Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết, Jack London chưa hề để nhân vật chính của mình biết nói. Mặc dù ông hoàn toàn có thể làm vậy để tác phẩm diễn tả đầy đủ xúc cảm của Bấc. Thế nhưng, Bấc không được nhân cách hoá để biết nói giống con người. Bởi vì Bấc không phải con người, suy nghĩ của Bấc là của Bấc chứ không phải của bất kì sinh vật nào khác. Đó là điểm thực tế trong cuốn tiểu thuyết và là điểm nhấn của tiếng gọi hoang vu, chốn "rừng thiêng, nước độc". Bấc không nói, nhưng biểu cảm của Bấc là có thực. Bấc không nói, không có nghĩa là chú sẽ để yên cho cái xấu lộng hành nơi thế giới của động vật. Nơi nào có sự chuyên quyền và tha hoá, nơi đó Bấc sẽ đứng lên và đứng về phía công bằng.

Bài học về tình thương yêu mãnh liệt, nhân văn mà tác giả đã gửi gắm qua bức tranh đó sẽ là cảm hứng cho những người trẻ chúng ta. Không phải Bấc chưa từng cùng cực, mà vì Bấc đã từng thoi thóp và bị đoạ đày khủng khiếp bởi dùi cui, bởi bóc lột kiệt quệ, nên Bấc đã đứng lên cho một người chủ xứng đáng. Chúng ta cũng vậy.



    Viết đánh giá

        Bad           Good

    Sách cùng tác giả

    Sách cùng thể loại