Trịnh Công Sơn - Vết Chân Dã Tràng

  • Trịnh Công Sơn - Vết Chân Dã Tràng


Nhạc Trịnh, đúng là trường hợp hiếm hoi trong nền nhạc của nước nhà, có khả năng vượt ra ngoài phạm vi quốc gia. Tại các nước Mỹ, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Nhạc Trịnh đã có chỗ đứng không dễ gì có. Riêng ở Nhật, Diễm xưa của Trịnh đã được dịch ra tiếng Nhật để hát và được chọn làm nhạc phẩm chính cho một bộ phim của một hãng phim lớn, và là nhạc phẩm Á Châu đầu tiên được đưa vào giảng dạy tại Viện Đại học Kansai Gakuin. Thêm nữa, năm 1991, cô Yoshii Michiko đã làm luận văn thạc sĩ tại Pháp bằng tiếng Pháp về đề tài Những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn. Năm 2004, Giải thưởng âm nhạc hoà bình thế giới (WPMA) được trao cho Nhạc Trịnh. Người Việt Nam ta, hẳn rất tự hào về Nhạc Trịnh. Riêng với tôi là kẻ đến muộn, nhưng nhờ có mối quan hệ ruột rà giữa văn chương mà tôi đã gắn bó một đời với ca từ của âm nhạc để từ đó trở thành người thần phục thế giới phong phú, huyền diệu, lừng lững chất nhân văn muôn thuở đặc biệt là đậm đà triết lý cao siêu hiếm thấy ở Nhạc Trịnh. Trước hết là ở ca từ. Với tôi, sự thần phục đã đi đôi với lòng biết ơn. Biết ơn trong Nhạc Trịnh có tiếng gọi đàn, gọi đàn... da diết, điều tôi hằng mong ước thiết tha đến cháy bỏng, thậm chí có kèm theo ít nhiều bức xúc trước sự khắc nghiệt của trần gian. Tiếng gọi đàn trong Nhạc Trịnh là tiếng gọi người Việt Nam ta ơi! Hãy “Nối vòng tay lớn”, “Hãy yêu nhau đi”, yêu nhau nhiều, nhiều, nhiều… nữa đi! Chúng ta đều là con cháu vua Hùng. Tổ tiên ta từng dạy Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Đừng để bất cứ một thứ định kiến nhất thời nào, một thứ rào cản nào ngăn trở. Hãy yêu nhau thêm nữa đi. Hãy “nối vòng tay lớn” thêm nữa đi. Và, tôi cũng xin được cảm ơn Nhạc Trịnh đã cho tôi một sản phẩm nghệ thuật tuyệt vời để từ đó tôi có đối tượng mà nghĩ về vấn đề thế nào là giá trị nhất thời, thế nào là giá trị vĩnh hằng trong thế giới nghệ thuật mà với người đời vốn cũng không đơn giản. Với tôi, giá trị của Nhạc Trịnh là trường tồn, là bất biến, dù cho sự khám phá, sự nhận chân giá trị đối với Nhạc Trịnh vẫn còn phải đặt ra mãi mãi theo thời gian như đã từng đặt ra với các thiên tài nghệ thuật khác.

Sách in lại những bài viết khi Trịnh còn tại thế, nhưng phần lớn và cũng là phần tâm huyết nhất, gây xúc động với người đọc nhiều nhất vẫn là sau ngày Trịnh qua đời. Chúng ta bắt gặp ở đây nhiều tên tuổi quen thuộc không chỉ trong nhạc giới mà còn là văn giới, và các ngành khác: Văn Cao, Nguyễn Xuân Khoát, Phạm Duy, Trần Văn Khê, Phạm Tuyên, Phó Đức Phương, Hồng Đăng, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Anh Ngọc, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Quang Sáng...


    Viết đánh giá

        Bad           Good

    Sách cùng tác giả

    Sách cùng thể loại