Trận Chiến Cuối Cùng
Khi nói về chiến tranh, tôi không mạo hiểm nói lên những thông tin ngẫu nhiên, cũng không nói lên quan điểm của riêng mình; tôi chỉ mô tả lại những gì chính mắt tôi nhìn thấy, hoặc biết được từ những người tôi đã hỏi kỹ càng. Đây là một nhiệm vụ vất vả, vì các nhân chứng của cùng một sự kiện thường kể lại khác nhau khi nhớ lại, hoặc chỉ quan tâm đến hành động của phe này hoặc phe kia. Và rất có khả năng là tính tuân thủ lịch sử nghiêm túc của bản tường thuật của tôi sẽ làm bạn chán chẳng buồn nghe. Nhưng nếu ai muốn thấy một bức tranh chân thực về những sự kiện đã diễn ra nhận thấy rằng những gì tôi viết là hữu ích, thì tôi sẽ rất thỏa mãn. — THUCYDIDES Cuốn sách này dành để tưởng nhớ ký ức của một cậu bé sinh ra ở Berlin trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Tên người đó là Peter Fechter. Năm 1962, Peter đã bị chính người dân mình bắn chết khi cậu ta tròn 17 tuổi. Thi hài Peter nằm bên biểu tượng bi kịch nhất dành cho chiến thắng của quân Đồng Minh. — BỨC TƯỜNG BERLIN *** Cố tác giả Cornelius Ryan là một trong những phóng viên chiến trường xuất sắc vào thời của ông. C. Ryan đã bay 14 phi vụ ném bom với Tập đoàn Không quân 8 và 9 Mỹ, theo dõi cuộc đổ bộ D-Day và bước tiến của Tập đoàn quân 3 dưới quyền tướng Patton vào Pháp và Đức. Ngoài “The Longest Day”, ông còn là tác giả của nhiều cuốn sách, bài báo và nhiều vở kịch, kịch bản phim, chương trình TV và phát thanh. Ryan sinh ra và học tập ở Dublin, Ireland.
(Peloponesian War, tập 1, năm 400 TCN)