Dám Hạnh Phúc

  • Dám Hạnh Phúc


Nối tiếp thành công của “Dám bị ghét”, Kishimi Ichiro và Koga Fumitake một lần nữa sử dụng cuộc tranh luận giữa nhà triết gia và chàng thanh niên để khắc họa một chủ điểm mới gửi đến độc giả. “Dám hạnh phúc” - đây là phần tiếp theo của cuốn sách “Dám bị ghét”. Chàng thanh niên sau khi được nhà triết gia “khai sáng” nhờ tư tưởng Adler vào 3 năm trước, anh ta quay lại gặp ông và than phiền rằng những quan điểm này không hề thực tế và gần như chẳng thể áp dụng. Hệ quả tất yếu là hai người lại có một đêm không ngủ để tiếp tục ngồi tranh luận với nhau về tư tưởng Adler.

Cuộc tranh luận này bắt nguồn từ câu chuyện trong lớp học, từ thất bại của chàng thanh niên trong việc áp dụng phương châm “không được khen ngợi cũng không được mắng mỏ” trong giáo dục. Anh ta cho rằng “tư tưởng của Adler chỉ là lý thuyết suông”, “chẳng giúp ích được gì trong xã hội hiện đại”. Đứng trước hiểu lầm gay gắt của người thanh niên với Adler, triết gia và anh chàng đã có một cuộc đối thoại cuối cùng để chấm dứt mọi khúc mắc. Triết gia đã giải đáp vấn đề và mở rộng nó sang nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Trên hết, ngoài việc gỡ rối những hiểu lầm của người thanh niên với Adler, triết gia còn đưa anh và độc giả đến gần hơn với đáp án cho câu hỏi muôn thuở của triết học: “Làm thế nào để con người được sống hạnh phúc?”

Như đã đề cấp từ trước, Dám hạnh phúc tiếp tục được xây dựng theo hình thức đối thoại, vấn đáp. Giống như cuốn sách trước nó, cả hai đều mang đến sự mới mẻ và gần gũi cho độc giả. Trong cuộc tranh luận giữa hai nhân vậchính, độc giả giống như nhân vật thứ ba lặng lẽ theo dõi và suy ngẫm toàn bộ câu chuyện. Một khi đã bị cuốn theo mạch tranh luận giữa triết gia và người thanh niên thì chắc chắn không thể dứt ra được! Có lúc, chúng ta sẽ gật gù vì những quan điểm được đưa ra, hay chậm load vài giây khi không hiểu khái niệm mới nào đó, hoặc bối rối chẳng biết đứng về phía người nào vì lý lẽ của bất kỳ ai cũng đầy sức thuyết phục.

Từ câu chuyện liên quan đến việc dạy học, triết gia đang hướng chàng thanh niên đi tìm câu trả lời gói gọn trong hai chữ “tình yêu”. Đáp án tưởng chừng như xa lắc xa lơ, nhưng thực ra nếu đọc hết cả cuốn sách thì bạn sẽ thấy nó thực sự có sự kết nối hoàn hảo.

Các bạn đừng lo lắng nếu như chưa từng biết đến tâm lý học Adler hay chưa từng đọc cuốn Dám bị ghét, trong cuốn Dám hạnh phúc có một số đoạn hội thoại đề cập đến những nội dung đã có ở cuốn Dám bị ghét. Còn nếu bạn muốn tìm hiểu cặn kẽ hơn về “trường phái tâm lý học này” hay để trở thành người đánh giá khách quan hơn trong cuộc tranh luận giữa hai nhân vật chính, tôi khuyên bạn nên tìm đọc trước cuốn Dám bị ghét. Bên cạnh những tư tưởng đã được đề cập trong Dám bị ghét, cuốn Dám hạnh phúc này cũng nêu ra những quan điểm mới về tư tưởng Adler, có thể đọc một lần là hiểu luôn nhưng cũng có những quan điểm mà bạn cần thời gian để từ từ suy ngẫm. Dưới đây là một vài cảm nhận của tôi về cuốn sách này. Dựa trên khung xương của cuốn sách, tôi sẽ nói về cảm nhận của mình lần lượt qua 5 phần của cuốn sách. Hy vọng rằng, những trải nghiệm này của tôi sẽ giúp ích được cho các bạn trong việc lựa chọn “món ăn tinh thần mới” để thưởng thức.


    Viết đánh giá

        Bad           Good

    Sách cùng tác giả

    Sách cùng thể loại