Lam Sơn Thực Lục

  • Lam Sơn Thực Lục


“Lam Sơn thực lục” chính là một hòn ngọc trong sử liệu nước nhà. Đối với các sử gia, những tài liệu như thế chẳng phải là dễ kiếm” (Lời bạt của dịch giả Mạc Bảo Thần cho sách Lam Sơn thực lục, bản in năm 1956). Để đạt được đạo tu tề trị bình, "Lam Sơn thực lục" đã ghi rõ tư tưởng của Lê Lợi bắt đầu từ “Vật gốc ở trời, người gốc ở tổ, ví như nước và cây ắt có nguồn, có cội... Bởi lẽ đất có thịnh thì cây mới tốt, nguồn có sâu thì nước mới dài. Nếu không phải các đời trước vun đắp nhân ân dày dặn, chung đúc phúc trạch lớn lao thì sao mà được như thế. Trẫm gặp thời nhiều hoạn nạn, việc khai sáng càng khó khăn. May mà có đường lối ứng mệnh Trời, thuận lòng người nên công nghiệp được thành, thật là do tổ tông của Trẫm tu nhân tích đức đưa đến vậy. Trẫm luôn suy nghĩ về điều đó, bèn cầm bút ghi chép thành sách gọi là Lam Sơn thực lục, chính là trọng cái nghĩa gốc, đầu cũng là kể sự nghiệp gian nan của Trẫm, mãi mãi truyền lại cho con cháu đời sau”. Từ cái gốc ấy, Chủ soái Lê Lợi tập hợp toàn dân, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy chí nhân và đại nghĩa để thắng hung tàn, cường bạo.

Gần 600 năm đã qua, đọc lại “Lam Sơn thực lục” hậu thế hôm nay không chỉ thêm hiểu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tư tưởng xuyên suốt của Chủ soái Lê Lợi mà hơn hết còn nhắc nhớ lớp hậu sinh chớ quên lời răn của tiên tổ về việc biết trọng cái “gốc” của mình.


    Viết đánh giá

        Bad           Good

    Sách cùng tác giả

    Sách cùng thể loại