Công Nghệ Chuyển Gen (Động Vật, Thực Vật)
Những bước phát triển của công nghệ chuyển
gen vào thực vật bắt nguồn từ những thành công của công nghệ chuyển gen vào động
vật. Kể từ năm 1984, là lúc người ta bắt đầu tạo được cây trồng chuyển gen và đến
nay đã có những bước tiến lớn. Nhiều cây trồng quan trọng chuyển gen ra đời
như lúa, ngô, lúa mì, đậu tương, bông, khoai tây, cà chua, cải dầu, đậu Hà Lan,
bắp cải...Các gen được chuyển là gen kháng vi sinh vật, virus gây bệnh, kháng
côn trùng phá hại, gen cải tiến protein hạt, gen có khả năng sản xuất những loại
protein mới, gen chịu hạn, gen bất thụ đực, gen kháng thuốc diệt cỏ... Triển vọng của công nghệ chuyển gen là rất
lớn, cho phép tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng... mang những đặc tính di
truyền hoàn toàn mới, có lợi cho con người mà trong chọn giống thông thường phải
trông chờ vào đột biến tự nhiên, không thể luôn luôn có được. Ðối với sự phát
triển của công nghệ sinh học trong thế kỷ XXI thì công nghệ chuyển gen sẽ có một
vị trí đặc biệt quan trọng. Có thể nói công nghệ chuyển gen là một hướng
công nghệ cao của công nghệ sinh học hiện đại phục vụ sản xuất và đời sống...