Kinh Tế Trung Quốc - Những Rủi Ro Trung Hạn

  • Kinh Tế Trung Quốc - Những Rủi Ro Trung Hạn


  • Tác giả: VCES

Kinh tế Trung Quốc sau khi tiến hành chuyển đổi năm 1978 đã bước vào một giai đoạn tăng trưởng liên tục với tỉ lệ tăng trưởng bình quân trong vòng 30 năm lên tới 9,6%. Tỉ lệ tăng trưởng này nhanh chóng đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế có quy mô lớn thứ hai trên thế giới và những gì mà quốc gia này thực hiện được về kinh tế xứng đáng được gọi là một điều thần kỳ - như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan v.v... đã đạt được trong quá khứ. Các mục tiêu tăng gấp đôi GDP sau mỗi 10 năm mà Đặng Tiểu Bình đưa ra đều được hoàn thành trước thời hạn. Năm 1952, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ là 4,55 USD, đến năm 2011, bình quân mỗi người Trung Quốc có mức thu nhập 5.400 USD. Dựa trên số liệu thống kê GDP thế giới trong 1000 năm qua của Madison, có thể nói không hề phóng đại rằng những gì mà Trung Quốc đạt được trong hơn 30 năm chuyển đổi kinh tế vừa qua bằng đúng những gì mà dân tộc này đã làm trong suốt cả 1000 năm trước đó gộp lại. Con số so sánh này để thấy mức độ thay đổi mà Trung Quốc đã đạt được nhờ vào việc thực hiện chuyển đổi kinh tế “dò đá qua sông”, lấy thí điểm để tìm tòi hướng đi đúng cho từng lĩnh vực cải cách. Cải cách theo phương thức này có thể giúp Trung Quốc tránh được những cú sốc nhưng không thể tránh được những cải cách mang tính nền tảng như vấn đề mô hình phát triển kinh tế, cải cách quyền tài sản, vấn đề cải cách kinh tế đi liền với chuyển đổi về chính trị, các vấn đề xã hội v.v... Khi tất cả những trở ngại này chưa được giải quyết một cách căn bản, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực.

Nhóm tác giả đã tiến hành những nghiên cứu định lượng, dựa trên số liệu và bằng chứng về các vấn đề kinh tế Trung Quốc trong 5 năm qua và đánh giá triển vọng nền kinh tế này trong vòng 5 năm tới. Với nhan đề Kinh tế Trung Quốc – Những rủi ro trung hạn, cuốn sách mong muốn truyền đi thông điệp rằng các vấn đề mà kinh tế Trung Quốc đang phải đối diện hiện nay cũng như trong tương lai gần không chỉ còn mang tính những thách thức, mà đã trở thành những rủi ro. Khả năng “quản trị rủi ro” của chính phủ mới sẽ quyết định đến sự phát triển bền vững của kinh tế Trung Quốc. Cuốn sách được bố cục theo ba phần.

Phần 1, phân tích về những vấn đề chung của kinh tế Trung Quốc trong vòng 5 năm vừa qua (2008 - 2012), bao gồm Chương 1 và Chương 2.

Phần 2, nghiên cứu về những rủi ro trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, và bất động sản có liên quan đến chiến lược đô thị hóa kiểu mới của Trung Quốc, bao gồm từ Chương 3 đến Chương 6.

Phần 3, các vấn đề dân số - lao động - xã hội, gồm các Chương 7, Chương 8 và Chương 9.


    Viết đánh giá

        Bad           Good

    Sách cùng tác giả

    Sách cùng thể loại