Kinh Tế Học Và Tri Thức
Trong phương pháp truyền thống về phân tích cân bằng một phần khó khăn này hiển nhiên tránh được bằng cách giả thiết là dữ liệu, dưới dạng các lịch trình về cầu (demand schedule) thể hiện thị hiếu cá nhân và các dữ kiện chuyên ngành (technical facts), sẽ được cung cấp bình đẳng cho mọi cá nhân và hành động của họ dưới cùng một tập các giả thuyết bằng cách này hay cách khác sẽ dẫn đến sự thích ứng lẫn nhau giữa các kế hoạch. Chúng ta dễ dàng chỉ ra được phương pháp này thực tế không giải quyết ổn thoả những khó khăn phát sinh bởi việc các quyết định của một người là dữ liệu của người khác và do vậy ở một mức độ nào đó nó liên quan tới lý luận vòng vo. Tuy nhiên, dường như chúng ta vẫn còn bỏ sót một vấn đề là toàn bộ phương pháp này liên quan tới sự nhầm lẫn về một đối tượng tổng quát hơn nhiều, theo đó điểm vừa mới được đề cập chỉ là một ví dụ đặc biệt, mà nguyên nhân là do sự mập mờ nước đôi của thuật ngữ “dữ liệu đã biết” (datum). Dữ liệu mà được giả định ở đây là các dữ kiện khách quan và giống nhau cho tất cả mọi người hiển nhiên không còn là cùng một thứ như dữ liệu đã tạo nên điểm khởi đầu cho các quá trình biến đổi logic thuần tuý của Logic Thuần tuý về Lựa chọn. Ở đấy “dữ liệu” có nghĩa là tất cả những dữ kiện, và chỉ những dữ kiện, mà hiện hữu trong tâm trí của người thực hiện, và chỉ với sự diễn giải chủ quan này về khái niệm “dữ liệu đã biết” làm cho các định đề đó cần thiết đúng. “Dữ liệu đã biết” khi đó có nghĩa là được cho sẵn, đã biết đối với người đang được phân tích. Nhưng trong quá trình chuyển tiếp từ việc phân tích hành động của một cá nhân sang tình huống của một xã hội khái niệm “dữ liệu đã biết” đã có sự thay đổi ngầm về ý nghĩa.