Odyssey
Odyssey và liad của đại thi hào Homer chính là hai thiên sử thi kinh điển và là cột trụ của văn minh phương Tây. Ngay cả những chính trị gia lỗi lạc như Plato, Aristotle hay bậc quân vương như Alexander Đại Đế cũng xem việc đọc hai tác phẩm này là một. Bắt đầu từ những nhà truyền giáo cho tới kỷ nguyên toàn cầu hóa và tiếp tục trong tương lai, những ảnh hưởng của văn minh phương Tây tới Việt Nam không chỉ dừng lại ở khoa học cơ bản, mà còn mở rộng đến các ngành khoa học xã hội và nghệ thuật. Vì vậy, để thực sự khai thác xu hướng này, chúng ta cần tìm hiểu nền tảng và cội nguồn của văn minh phương Tây: Hy Lạp cổ đại. Không hề quá lời khi cho rằng, việc tìm hiểu Hy Lạp cổ đại là một điều kiện tiên quyết nhằm mang lại sự hiểu biết thấu đáo liên quan đến những luận điểm và học thuyết chủ đạo đang chi phối thế giới mà chúng ta đang sống: Lịch Sử và Thần Thoại, Giới Tính và Xác Thân, Tôn Giáo và Hôn Nhân, Chính Trị và Dân Chủ… Bản anh hùng ca Odyssêy là bức tranh hoành tráng, hào hùng của người Hy Lạp trong cuộc chinh phục thiên nhiên và di dân mở đất. Tác phẩm gồm 12.110 câu thơ, chia làm 24 khúc ca, kể lại hành trình gian nan của Odysseus trên đường trở về quê hương sau khi quân Hy Lạp hạ được thành Troa. Odyssêy phản ánh giai đoạn cao trào trong quá trình tan rã của chế độ công xã thị tộc : Đó là thời kỳ những người Hy Lạp đã bước vào cuộc sống lao động hòa bình có khát vọng chinh phục thế giới xung quanh, thời kỳ hình thành gia đình một vợ một chồng với chế độ phụ quyền và quyền tư hữu tài sản. Ngoài ra ta còn thấy khát vọng sống văn minh, hữu ái, của người xưa như một nguyện vọng không riêng gì của thời đại Homer mà của nhân loại ở mọi thời đại. Odyssêy có sự kết hợp tài tình giữa những thứ giản dị với phong phú, thực tế với tưởng tượng, hữu hình với vô hình, thần linh với thế nhân, ảnh hưởng sâu dậm tới văn hóa, văn minh Tây phương, hơn bất kỳ sáng tác văn chương nào từ trước tới giờ...