Giàn Thiêu

  • Giàn Thiêu


Ðược biết tác phẩm này ra đời đã khá lâu, được nghe ít nhiều dư luận về tác phẩm này cũng từ khá lâu rồi. Vậy mà chỉ nhân bị/được buộc chân chừng hơn một ngày bởi mưa bão, tôi mới có dịp ngồi đọc và tất nhiên đã đọc một mạch từ đầu đến cuối sách Giàn thiêu (bản in lần thứ hai, quý II/2005).

Gấp sách lại, cảm tưởng chung là hào hứng. Có lẽ ai đọc chăm chú cũng sẽ ít nhiều bị lây cái nhiệt hứng của tác giả khi khơi lại những chuyện những người ở trên đất này cách nay bảy tám trăm năm. Nhưng tựu trung các suy nghĩ của tôi do sách Giàn thiêu khơi lên đều xoay quanh các vấn đề như đề tài lịch sử và sáng tác văn học, thể loại tiểu thuyết với việc xử lý chất liệu lịch sử…

Trong vòng dăm chục năm trở lại đây ở ta đã hình thành một số quan niệm và quy phạm (không thành văn, cố nhiên) cho sáng tác về đề tài lịch sử theo đó cả lịch sử lẫn nghệ thuật đều chịu thiệt thòi, chẳng hạn người ta buộc nhà văn (và đến lượt nhà văn tự buộc mình) chỉ nên trình bày đời sống quá khứ trong trạng thái “vua tôi nhất trí”, “muôn dân một lòng”, làm như thể ở xứ này xưa kia không từng có đấu tranh quyền lực ở chính trường cấp cao, không từng có đấu tranh xã hội bên trong cộng đồng dân tộc; chính những quan niệm và quy phạm kiểu ấy đã khiến cả chất tiểu thuyết lẫn tính kịch thực sự của lịch sử bị tước mất quyền hiện diện trong văn học.

Mươi năm gần lại đây có thể thấy trên đề tài lịch sử những tìm tòi mạnh dạn hơn, vượt qua các quy phạm cằn cỗi, đem lại sinh khí cho văn chương về lịch sử. Tuy vậy, trên thực tế sáng tác đề tài này lại thường thấy sự xói mòn ranh giới thể loại giữa tiểu thuyết và truyện. Khá nhiều nỗ lực phác hoạ các bức vẽ toàn cảnh đời sống dân tộc ở những thời đoạn quá khứ nhất định, lẽ ra nên được coi là truyện dài với tính chất sử thi rõ rệt, lại thường được cả tác giả lẫn không ít nhà nghiên cứu nhà phê bình đưa ra xem xét như là tiểu thuyết, trong khi chính tác phẩm lại bỏ qua những nhiệm vụ thực sự tiểu thuyết.

Ðọc Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, một điều tôi dần dần thấy rõ là tác giả hiểu và dồn sức vào những nhiệm vụ thực sự tiểu thuyết khi tiếp cận một đề tài quá khứ. (Xin có một lưu ý nhỏ. Ðiều tôi đang gọi là “nhiệm vụ thực sự tiểu thuyết” ở đây là ứng với quan niệm và mẫu hình “kinh điển” của tiểu thuyết, tức là tiểu thuyết Âu Tây thế kỷ XIX, cái quan niệm và mẫu hình đã thâm nhập sâu vào văn chương tiếng Việt từ thập niên thứ ba của thế kỷ XX, chứ không phải là những cách tân và đột phá của giới tiểu thuyết gia thế giới trên dưới một trăm năm nay, tuy những phá cách này cũng không hoàn toàn xa lạ với hiểu biết của chúng ta).

Nhiệm vụ thực sự tiểu thuyết là trình bày đời sống cá nhân con người, số phận của nó, tính cách của nó. Võ Thị Hảo đã tận dụng những sử liệu của Ðại Việt sử ký toàn thư, đặc biệt là những sự kiện trong thời đoạn 1088-1138, dưới hai triều Nhân Tông và Thần Tông nhà Lý, đã tận dụng các truyền thuyết về Từ Ðạo Hạnh trong Thiền uyển tập anh, lại cũng đã dày công hư cấu, “thiết kế lại quá khứ”, từ núi sông cây cối, phong cảnh vùng phía tây thành Thăng Long đến thác nước sông Gâm, rồi tưởng tượng ra từ những vùng núi cao tuyết phủ xa xôi nơi Thiên Trúc, đến dinh thự quan lại, các cảnh hỗn chiến, đánh lộn, rồi các thứ lễ và hội, bánh trái, trang phục, trang sức, mỹ phẩm, v.v…, tạo nên da thịt liền mạch cho đời sống quá khứ được dựng lại trong tác phẩm. Tuy vậy tác giả khó có thể thành công nếu như không đưa ra được một kiến giải mới mẻ và khả chấp về nhân vật lịch sử đồng thời là nhân vật truyền thuyết Từ Ðạo Hạnh.

Truyền thuyết về xuất thân và quá trình tu tập và hành đạo của Từ Ðạo Hạnh trong Thiền uyển tập anh, nguồn sử liệu đã bị huyền thoại hoá thành truyền thuyết về gốc tích vua Lý Thần Tông (do Từ Ðạo Hạnh đầu thai làm con Sùng Hiền hầu) và chuyện vua bị hoá hổ, sau được sư Minh Không chữa khỏi, ghi trong Ðại Việt sử ký toàn thư, đã được tác giả Giàn thiêu tiếp nhận, xem hai tiểu truyện ấy như những kiếp sống của cùng một con người. Hai thiên tiểu sử này, − một cái đương nhiên thấm đẫm huyền thoại cả Phật giáo Mật tông lẫn Ðạo giáo, cái còn lại lẽ ra phải thuần lý kiểu Nho gia nhưng đã không thể chối từ đưa huyễn tượng vào chính sử. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất lại là đọc ra từ hai thiên tiểu sử vô tình bị buộc vào nhau này một vài nét nghĩa nhân sinh phổ biến.

Võ Thị Hảo đã làm được điều này và từ các chất liệu về hai nhân vật lịch sử truyền thuyết hoá, nhà văn đã xây dựng nên một nhân vật tiểu thuyết...


    Viết đánh giá

        Bad           Good

    Sách cùng tác giả

    Sách cùng thể loại