Kính Sợ Và Run Rẩy

  • Kính Sợ Và Run Rẩy


Từ câu chuyện trong Kinh Thánh Cựu Ước mô tả việc Tổ phụ Abraham tuân lệnh Thiên Chúa, sẵn sàng sát tế con trai mình là Isaac (thường được ngợi ca như một điển tích về sự trung thành vô điều kiện), triết gia Soren Kierkegaard triển khai ba luận đề truy vấn: liệu có tồn tại một sự đình bỏ có tính mục đích luận đối với luân lý hay không?; liệu có tồn tại một bổn phận tuyệt đối với Thượng đế hay không?; Liệu Abraham có thể biện hộ được về mặt luân lý khi che giấu mục đích của mình không cho Sarah, Eleazar và Isaac biết hay không? 

Qua đó, ông đưa ra một phép biện chứng hiện sinh, một cái nhìn giải thiêng xuyên qua chân lý, lòng kính sợ, sự xao xuyến, bổn phận và hành động đức tin… Với Kính sợ và Run rẩy, Soren Kierkegaard bắc một cây cầu suy tưởng nối văn chương, thần học và triết học.

Kính sợ và Run rẩy (1843)12 hiển nhiên là tác phẩm hay nhất và cũng gây tranh cãi nhiều nhất của Kierkegaard. Tại sao ông chọn câu chuyện nổi tiếng trong Kinh Thánh Cựu ước về tổ phụ Abraham tuân lệnh Thượng đế sẵn sàng sát tế Isaac, đứa con duy nhất và thương yêu nhất của mình (khi cụ và vợ là Sarah đều đã hơn 100 tuổi, khó có hy vọng hạ sinh được đứa con khác) để thể hiện cấp độ cao nhất của hiện hữu?13 Ta không biết và không thể biết. Chỉ có điều câu chuyện ác liệt ấy đã đẩy sự xung đột hiện sinh đến đỉnh điểm của sự lựa chọn và gợi nên nhiều cách đọc, cách diễn giải khác nhau, với nhiều cảm xúc và dư âm bất tuyệt.

Đó cũng chính là nan đề hầu như bất khả giải của thế lưỡng nan từng được Eutyphro đặt ra trong đối thoại cùng tên của Plato14 từ thời cổ đại...


    Viết đánh giá

        Bad           Good

    Sách cùng tác giả

    Sách cùng thể loại