Vượt Bẫy Cảm Xúc
Cảm xúc là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Có nhiều loại cảm xúc khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến cách chúng ta sống và tương tác với mọi người xung quanh. Đôi khi, chúng ta bị chi phối bởi những cảm xúc. Những hành động chúng ta thực hiện, những lựa chọn chúng ta được ra, những lời nói và nhận thức của chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc mà chúng ta trải qua tại bất kỳ thời điểm nào. Chúng ta có quá nhiều cảm xúc khác nhau, do vậy, việc thể hiện nó như thế nào cũng khiến cho chúng ta gặp khó khăn, cảm thấy phức tạp và làm mọi người xung quanh thấy khó hiểu. Có người bị cuốn theo cảm xúc để rồi hành động một cách bộc phát. Có người thì ngay lập tức bỏ qua cảm xúc của mình sang một bên, thờ ơ, không quan tâm đến nó. Cũng có người để cảm xúc “nhấn chìm” mình, sa lầy vào “hố đen” cảm xúc, để rồi chỉ đắm chìm vào những điều u ám mà không dứt ra được và tự khiến mình bị tổn thương. Có người thì để cảm xúc tiêu cực dẫn dắt và từ đó đưa ra những quyết định thiếu chín chắn. Thực tế, những phản ứng nói trên đều không hề lành mạnh và tích cực. Chúng không hề đem lại hiệu quả hay giúp ta kiểm soát được cảm xúc. Chúng hầu hết đều thiếu sự linh hoạt và thiếu sáng suốt, và được phản ứng một cách bản năng hay bộc phát. Như chuyên gia tâm lý Susan David ví von, thì đó chính là những chiếc “móc câu” mà ta dễ dàng mắc phải. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tâm lý, cũng như trong nghiên cứu về cảm xúc con người, thông qua cuốn sách Vượt bẫy cảm xúc (tựa gốc: Emotional Agility), bạn đọc sẽ được hiểu thêm về những cảm xúc tưởng chừng như bình thường mà thường ngày chúng ta đều có, những cách đón nhận cảm xúc linh hoạt và sáng suốt, cách chúng ta đương đầu với cảm xúc khó chịu, những câu nói trong nội tâm hay cách để chúng ta có thể sống đúng với lý tưởng của mình. Về tác giả Susan David là một nhà tâm lý học, diễn giả và tác giả người Nam Phi. Bà là chuyên gia Tâm lý y khoa thuộc Khoa Y Đaị học Harvard; đồng sáng lập và đồng chủ tịch của Viện Khai Vấn tại Bệnh viện McLean. Bà đồng thời là CEO của tổ chức phát triển khả năng lãnh đạo và tư vấn quản lý kinh doanh Evidence Based Psychology. Là một diễn giả và cố vấn rất được tín nhiệm, Susan David đã làm việc với các lãnh đạo cấp cao của hàng trăm tổ chức quốc tế lớn, bao gồm Liên hợp quốc, công ty kiểm toán hàng đầu thế giới Ernst & Young và Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Các bài viết và nghiên cứu của bà đã được đăng trên rất nhiều ấn phẩm danh tiếng như thời báo Time, tạp chí kinh tế Harvard Business Review, nguyệt san kinh tế Fast Company và nhật báo Wall Street Journal. Susan còn có bằng tiến sĩ ngành Tâm lý học lâm sàng tại Đại học Melbourne và văn bằng sau tiến sĩ về nghiên cứu cảm xúc con người của Đại học Yale. Về cuốn sách Vượt bẫy cảm xúc là một cuốn sách giúp chúng ta tự phát triển bản thân. Thông qua cuốn sách, bạn sẽ có được những kỹ năng tháo gỡ vướng mắc và đón nhận những sự thay đổi, ứng phó linh hoạt với cảm xúc của mình. Trước hết, ta phải biết nhận biết được cảm xúc, sau đó tách rời cảm xúc ra khỏi bản thân. Theo tác giả, chính việc “thoát ly” khỏi cảm xúc sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về cảm xúc mà mình đang trải qua, thay vì những suy nghĩ mang tính chủ quan và phiến diện. Không những thế, bằng cách này, ta có thể nhận ra mình có nhiều lựa chọn hơn so với khi ta cứ bám theo khuynh hướng xử lý cảm xúc thiếu tính linh hoạt., như cách chúng ta xem bản thân như một bàn cờ có vô số nước biến, chứ không phải một quân cờ có cách đi và số nước hữu hạn. Tất cả chúng ta đều phản ứng những cảm xúc của mình một cách bản năng. Chúng ta đều tuân thủ các quy tắc bất thành văn, thậm chí những quy tắc mà chúng ta tưởng tượng khiến bản thân luôn bị trói buộc bởi những cách sống không đem lại lợi ích gì cho mình. Susan đã ví von điều đó như “một món đồ chơi lên dây cót, chỉ biết đâm đầu vào tường mà không bao giờ nhận ra cách cửa đang rộng mở ngay bên cạnh”. Sau khi sàng lọc suy nghĩ và xoa dịu tâm trí, ta nên tạo cho mình không gian cần thiết để tập trung vào những thứ mà ta cảm thấy quan trọng và tật sự quan tâm, chẳng hạn như những giá trị cốt lõi mà mình hướng đến, mục tiêu quan trọng nhất với mình. Khi ta đã có những ưu tiên riêng cho mình, các giá trị cốt lõi chính là la bàn đưa ta đi đúng hướng. Sau đó, ta sẽ thực thi những ưu tiên đó bằng cách điều chỉnh những điều nhỏ để tạo ra bước tiến lớn trong tương lai hay giữ cân bằng để bứt phá giới hạn. Những cảm xúc tiêu cực là thứ chúng ta luôn né tránh và không hề muốn có trong cuộc sống thường ngày Nhưng trên thực tế, tiêu cực là điều bình thường. Đây là một sự thật cơ bản. Chúng ta sẽ luôn có lúc cảm thấy tiêu cực, bởi đó đơn giản là một phần của bản chất con người. Tạo quá nhiều áp lực vào việc “sống tích cực” chỉ là một biện pháp “bóng bẩy” khác mà nền văn hoá của chúng ta dùng để đối phó với các dao động cảm xúc bình thường của con người, hệt như các xã hội thường “kê đơn” quá tay theo đúng nghĩa đen với những đứa trẻ bướng bỉnh hay người phụ nữ có tâm trạng thất thường. Thật ra, việc chúng ta khi đối mặt với những cảm xúc tiêu cực bằng cách cố tỏ ra tích cực (“Mình phải lạc quan lên mới được!’) hay phớt lờ nó (“Nó cũng chỉ là điều nhỏ nhặt mà thôi”) thật ra hoàn toàn không có tác dụng, thậm chí còn phản tác dụng. Chúng ta thường luôn tin rằng chỉ cần “cười lên” thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp, nhưng thực tế thì không phải vậy. Hành động này làm gia tăng sự kỳ vọng không thể đáp ứng và những nụ cười giả tạo này, cũng như khao khát được cảm giác vui vẻ khi chúng ta không đón nhận những lợi ích mà cảm xúc khó chịu đem lại. Susan đã đặt tên cho những người có cách phản ứng đó là những “Người Đóng Chai Cảm Xúc”. Người Đóng Chai thường tháo gỡ những vướng mắc bằng cách gạt bỏ cảm xúc sang một bên và tiếp tục làm những công việc khác. Họ có khuynh hướng xua đi những cảm xúc khiến họ không thoải mái hoặc gây mất tập trung., hoặc vì họ nghĩ rằng mình có vẻ yếu ớt hoặc bị xa lánh nếu họ tỏ ra khó chịu hay không tỏ ra vui vẻ, hoạt bát. Trớ trêu thay, những Người Đóng Chai Cảm Xúc lại cảm thấy mình có thể kiểm soát cảm xúc, trong khi thật ra, cảm xúc ngăn cho chúng ta kiểm soát. Chính những cảm xúc mới kiểm soát tình hình thực tại và những cảm xúc thường bị đè nén thường không tránh khỏi bị bộc lộ bằng những cách không mong muốn, hay các nhà tâm lý gọi đó là “rò rỉ cảm xúc”. Susan David tin rằng, thay vì để cảm xúc khó chịu làm ta chệch khỏi những mục tiêu đã định, ta có thể đón nhận chúng một cách cởi mở, sẵn sàng “như một nguồn cung cấp năng lượng, sự sáng tạo và sự thấu hiểu”, và như ngọn hải đăng chỉ đường để hướng ta tới những giá trị cốt lõi mà ta mong muốn. Susan cũng đưa ra cho chúng ta những lợi ích của những cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như giúp ta xây dựng lý lẽ vững chắc, giúp ta trở nên lịch sự, chu đáo hơn, hay khuyến khích tính kiên trì của chúng ta. Tốt hơn hết, chúng ta phải đón nhận những cảm xúc một cách chân thành, cho dù chúng là những cảm xúc tiêu cực hay khó chịu. Những cảm xúc chân thực có thể là “sứ giả” đến đẻ giúp chúng ta hiểu bản thân mình hơn và khơi gợi những nhận thức sáng suốt về những ngã rẽ quan trọng trong cuộc đời mình. Bà cũng chỉ ra rằng, sự linh hoạt trong cảm xúc là một cách tiếp cận bốn bước cho phép chúng ta điều hướng những khúc quanh của cuộc sống với sự chấp nhận bản thân, tầm nhìn rõ ràng và một tâm hồn cởi mở. Trong hơn hai mươi năm nghiên cứu của mình, Susan David đã phát hiện ra rằng bất kể những người thông minh, kiên cường hoặc sáng tạo đến đâu, khi họ phớt lờ những tình huống hoặc tương tác khiến họ cảm thấy như thế nào, họ sẽ bỏ lỡ cơ hội để có được cái nhìn sâu sắc, bị lôi cuốn bởi những suy nghĩ và cảm xúc. , và những thói quen khiến họ không thể phát huy hết tiềm năng của mình. Những người nhanh nhẹn về mặt cảm xúc cũng trải qua những căng thẳng và thất bại giống như bất kỳ ai khác, nhưng họ biết cách thích ứng, điều chỉnh hành động của mình với giá trị của bản thân và thực hiện những thay đổi nhỏ dẫn đến cuộc sống phát triển. Thông qua Vượt bẫy cảm xúc, lồng ghép trong những câu chuyện của những khách hàng mà Susan David đã từng gặp, bà đã đưa ra cách tiếp nhận tốt hơn hết là cho phép bản thân cảm nhận những cảm xúc đó, cởi mở với chúng và thể hiện lòng trắc ẩn. Hãy tưởng tượng một đứa trẻ nhỏ, đang khó chịu phản ứng với một điều gì đó mà chúng cho là đau thương. Chúng ta sẽ phản ứng với chúng như thế nào? Chúng ta có thể sẽ không bảo họ "hút nó lên" hoặc mắng mỏ họ vì cảm giác như vậy; thay vào đó, ta sẽ đến gần họ, ôm họ và thể hiện lòng trắc ẩn. Ta cũng nên làm như vậy đối với người lớn - kể cả chính chúng ta. “Cuộc sống đầy rẫy những ván lặn và những vách ngăn khác, nhưng, như chúng ta đã thấy trong suốt cuộc thảo luận về sự nhanh nhạy của cảm xúc này, việc thực hiện bước nhảy vọt không phải là bỏ qua, sửa chữa, chiến đấu hoặc kiểm soát nỗi sợ hãi - hay bất cứ điều gì khác mà bạn có thể trải qua. Thay vào đó, đó là việc chấp nhận và để ý tất cả những cảm xúc và suy nghĩ của bạn, xem ngay cả những gì mạnh mẽ nhất trong số đó với lòng trắc ẩn và sự tò mò, sau đó chọn sự can đảm thay vì sự thoải mái để làm bất cứ điều gì bạn đã xác định là quan trọng nhất đối với bạn. Dũng cảm, một lần nữa, không phải là không có sợ hãi. Dũng cảm là bước đi trong nỗi sợ hãi.”