Đại Cương Văn Học Sử Trung Quốc
"...Lần này với bộ Sử Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê đã đầu tư trí tuệ và dụng công nhiều hơn. Có thể nói dây là một tác phẩm lớn cuối đời của ông, vì ông đã bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian cho công trình này. Như trên đã nói, đây là một “tập đại thành” sử học của tác giả. Suốt mấy ngàn năm lịch sử Trung Quốc đầy biến động, được ông tổng kết lại khoảng 1000 trang in. Nói về lượng thì 1000 trang này không thể nào vẽ được toàn diện một tổng quan lịch sử Trung Hoa hơn mấy ngàn năm lập quốc, kiến quốc... rồi “Hoa hóa” (Hán hóa) các dân tộc khác, nhất là các rợ phương Bắc, một thời bách chiến bách thắng trên phần lớn lục địa Âu Á. Nhưng với dung lượng khiêm này, tác giả đã phác thảo được điện mạo của chiều dài lịch sử Trung Quốc. Tác phẩm này không những được tác giả trình bày các sự kiện lịch sử suốt cả không gian và thời gian với đầy đủ sử liệu và chứng cứ khoa học mà còn đào sâu được bề dày lịch sử nền văn minh cổ nhất và lâu dài nhất của nhân loại. Qua tác phẩm, tác giả giúp chúng ta tìm hiểu về toàn bộ lịch sử Trung Quốc, nhất là giai đoạn hiện đại, một cách đầy đủ hơn. Dựa vào những tài liệu tương đối mơi; đặc biệt là tham khảo tác phẩm các học giả, sử gia Tây phương và Trung Quốc, ông đã phác họa được một toàn cảnh lịch sử Trung Quốc từ thời huyền sử tới hiện đại và tận đến năm 1982… Một điểm độc đáo của bộ sách này như trên đã nói, tác giả không những vẽ được dung mạo sử Trung Quốc mà còn đào sâu được bản chất của nền văn minh sử ấy. Dân tộc Trung Hoa là một dân tộc có một nền văn minh vô cùng độc đặc (infiniment originale). Tuy ra đời sau một vài nền văn minh khác nhưng tồn tại lâu nhất (cho tới ngày nay). Khoảng 3000 năm trước, họ đã có một tổ chức xã hội chặt chẽ, một tôn giáo có tính cách xã hội… nhất là có một lối chữ viết tượng hình và chính nhờ lối chữ viết này (chữ Hán) mà họ thống nhất được một đất nước bao la với hàng trăm dân tộc khác nhau. Và cũng chính nền văn minh ấy họ đã “Hoa hóa” được các nền văn minh khác, các tôn giáo khác, các học thuyết khác trở thành màu sắc Trung Hoa mà các nền văn minh khác không có được. Chính ở khía cạnh này, tác giả đã làm nổi bật được văn minh sử Trung Quốc trong cộng đồng văn hóa, có ảnh hưởng ít nhiều đến nền văn hóa đậm nét Nho - Phật ở Á Đông. Điều đó được thấy rõ qua cách phân tích, đánh giá của tác giả đối với lịch sử Trung Quốc. Âu đó cũng là điều nổi bật trong gần 1000 trang in mà các bộ sử khác chưa nêu được…"