Anna Karenina
Leo Tolstoi (1828 - 1910) là một trong những nhà văn cổ điển lớn nhất nước Nga, đã viết nhiều tác phẩm nổi tiếng: Truyện kể về Xevaxtopol, Luyxerno, Chiến tranh và Hòa bình, Anna Carenina, Cái chết của Ivan Illitr, Phục sinh, v.v... [1] Lenin đã gọi Tolstoi là "tấm gương soi của cách mạng Nga". Trong Anna Carenina, chúng ta sẽ thấy lại bức tranh xã hội chân thực và sinh động của cả một giai đoạn lịch sử nước Nga vào giữa thế kỷ XIX, sau giải phóng nông nô. Ngòi bút nghệ thuật điêu luyện, nghiêm khắc vạch trần bộ mặt xấu xa của chế độ phong kiến chuyên chế sa hoàng Nga; những tư tưởng, nguyện vọng, ưu điểm, nhược điểm của nông dân cùng phong trào cách mạng của họ đã gián tiếp vang dội vào cuốn tiểu thuyết. Chính chủ nghĩa hiện thực phê phán của Tolstoi, cây bút biết gắn liền nghệ thuật với thời đại để phản ánh đấu tranh xã hội, đã khiến Lenin viết nhiều bài phê bình nổi tiếng về Tolstoi, đặt nền móng cho khoa phê bình văn học Mác - Lenin. Qua cuốn sách Anna Karenina, Lev Tolstoy muốn chứng minh một điều rằng lãng mạn không phải là thứ vẻ đẹp để tô hồng cho cuộc sống hàng ngày. Lãng mạn không phải thứ xa xỉ mà người ta vẫn nói với nhau. Không phải là thứ sách viết về mở đầu thì phải yêu nhau đắm đuối. Không phải là thứ sách gợi cho người đọc quan tâm đến kết thúc là đau khổ hay vui vẻ, cặp đôi yêu nhau có đến nhau được hay không. Sau tất cả đó chỉ là tình yêu chứ không là gì cả, không có ý nghĩa nhân văn nào cả. Anna Karenina là cuốn sách muốn nói với người đọc và xã hội đương thời rằng tự do còn quan trọng hơn cả tình yêu, con người cần yêu trong tự do và đó là quyền của họ. Trong hiến pháp của Mỹ năm 1877, Tổng thống Washington đã tuyên bố rằng: "Chúng tôi khẳng định những chân lý này là hiển nhiên, mọi người sinh ra đều bình đẳng, họ được Tạo hoá ban cho một số quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc." Cuốn sách Anna Karenina của Lev Tolstoy được phát hành lần đầu năm 1877, sau 147 năm, cuốn sách vẫn vẹn nguyên giá trị. Cuốn sách ấy vinh dự được Times bình chọn là tác phẩm lớn nhất mọi thời đại và gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền tư tưởng thế giới.