Phục Sinh
Phục
sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể
hiện cô đọng đầy đủ và hệ thống nhất ước vọng và lòng nhiệt tâm, triết
lý đạo đức của Tonstoy. Sách kể câu chuyện của một vị quý tộc tìm cách
chuộc lại lỗi lầm phạm phải của mình từ nhiều năm trước và gửi gắm những
ước muốn, quan điểm sống mới của Tolstoy về tình yêu cuộc sống. Maksim
Gorky từng kể rằng Tolstoy đã bật khóc ngay trước mặt Gorky và Chekhov
khi đọc phần kết của tác phẩm này. Sau tác phẩm lớn ấy Tonstoy chuyển
phần lớn sáng tác cuối đời mình cho mảng truyện cổ tích và truyện ngụ
ngôn viết cho trẻ em. Một số truyện ngụ ngôn của ông phỏng theo ngụ ngôn
Ê dốp và từ truyện Hindu. Một tiểu thuyết ngắn khác, Hadji Murat, được
xuất bản đồng thời vào năm 1912. Phục sinh là câu chuyện tình đầy nước mắt và cả những sai lầm của hai nhân vật chính Nekhlioudov và Maslova. Nekhlioudov,
thuở còn sinh viên tâm hồn trong trắng về quê nghỉ hè nhà bà dì, gặp
Katioucha (Maslova), một mối chân tình chớm nở. Mấy năm sau vào quân
đội, trở thành sĩ quan Ngự Lâm quân chỉ còn biết phục vụ cho lá cờ, danh
dự tiểu đoàn… được phép dùng bạo lực, bắn giết, con người trở nên ích
kỷ. Nekhlioudov theo bạn đi ăn chơi sa hoa, xài tiền phung phí, tiệc
tùng tại những nhà hàng sang trọng. Sau một thời gian, co người chàng đã
hoàn toàn đổi khác, chàng đã dụ dỗ và phá hoại cuộc đời nàng Katioucha. Nekhlioudov
từ một thiếu nữ ngây thơ trong trắng, thế rồi tai hoạ tới, nàng bị
chàng sở khanh phá hoại cuộc đời… Cuộc đời chìm nổi. Dần dần cô ta hút
thuốc, uống rượu cho quên cuộc đời bạc bẽo ba chìm bẩy nổi này, một hôm
bị một bà chủ chứa gái hạng sang dụ dỗ, Maslova sa ngã trả thù đời, sống
bẩy năm tại nhà chứa này thì vướng vào vòng tù tội. Hai người bồi khách
sạn bỏ thuốc độc vào ly bảo Maslova đưa cho người khách uống, họ nói là
thuốc ngủ, nàng tin vậy nên cuối cùng bị truy tố ra toà tội giết người. Rồi
mười hai năm sau khi ngồi trên ghế phụ thẩm, họ đã gặp lại nhau.
Nekhlioudov vô cùng xót xa ân hận, ra sức cứu Maslova thoát vòng tù tội
và xin kết hôn với nàng để chuộc lỗi xưa. Nekhlioudov cũng xả thân làm
việc nghĩa, tranh đấu cứu giúp nhiều người tù tội nạn nhân của chế độ
Nga Hoàng. Chàng nay đã trở thành con người cao thượng, hy sinh tất cả,
từ bỏ ruộng đất thừa hưởng gia tài của mẹ, của bà cô để chia cho nông
dân. Chàng đã đi theo đoàn tù suốt cuộc hành trình để chăm lo cho
Maslova và những người bạn mới. Cuối cùng khi Maslova từ chối sự hy sinh
của Nekhlioudov, chàng đã tìm ra cuộc sống mới, một cuộc đời đạo đức
qua Kinh thánh. Con người của chàng, tâm hồn chàng đã sống lại. “Phục
sinh” chính là sự tái sinh của hai tâm hồn đã từng vấp ngã, là sự giằng
co giữa cái hướng thiện và cái tôi ích kỉ, sai trái.