Chàng Lái Buôn Thành Venise
William Shakespeare (1564–1616) là một nhà thơ, nhà soạn kịch thiên tài của nước Anh, “một trong những ngọn đuốc chói lọi” của Văn hóa Phục hưng. Ông bước vào kịch trường Anh quốc, lúc đầu là chân giữ ngựa và nhắc vở ở rạp hát, dần dần được là diễn viên, đạo diễn, tài năng phát triển, trở thành kịch tác gia. Ông để lại 37 vở kịch, có hài kịch, có bi kịch, có kịch lịch sử. Cấu trúc hoành tráng, ngôn ngữ đối thoại vừa bóng bẩy vừa hùng tráng, phản tích tâm lí sâu sắc… Vở kịch "Người lái buôn thành Venice" được Shakespeare viết khoảng sau năm 1595, giai đoạn hài kịch của tác giả này đã đạt đến độ hoàn hảo cả về nhân vật lẫn cốt truyện. Vở này được đánh giá là có tư tưởng sâu xa, nhân vật đặc sắc và ngôn ngữ tinh tuyển. Nội dung vở này xoay quanh ba nhân vật chính: nàng Portia thông minh, chàng Antonio liều lĩnh và tên Shylock, một gã cho vay nặng lãi. Thương nhân Antonio trẻ tuổi muốn buôn một chuyến hàng lớn nhưng không đủ vốn nên phải hỏi vay tiền lão Shylock. Shylock đồng ý cho chàng mượn không lấy lãi trong ba tháng nhưng với một điều kiện khắc nghiệt: nếu chàng không trả tiền đúng hạn thì sẽ xẻo thịt trên người chàng đến khi đủ số nợ thì thôi. Chuyến hàng của Antonio gặp bão trên biển nên chàng không thể trả nợ. Lão Shylock kiện chàng ra tòa và đòi xẻo thịt chàng. Nàng Portia, vì bất bình với điều kiện gian ác của Shylock nên đã dũng cảm hóa trang thành một nam cố vấn pháp luật, lừa lại lão Shylock và cứu chàng Antonio. Tác phẩm là tiếng nói của lương tri, của chính nghĩa, của tự do, hạnh phúc và niềm tin vào con người, vào thế hệ trẻ trong tương lai, sáng bừng chủ nghĩa nhân văn cao đẹp...